T͢H͢Ô͢N͢G͢ B͢Á͢O͢
Tổ chức khóa huấn luyện chuyên môn về y tế lao động Nhóm 5 theo Thông tư 29/2021/TT-BYT ban hành ngày 24/12/2021, Nghị định số 39/2016/NĐ-CP ngày 15/05/2016, Nghị định 44/2016/NĐ-CP ngày 15/05/2016, Nghị định 140/2018/NĐ-CP ngày 18/10/2018.
Thời điểm hiện tại đã là những tháng cuối của năm 2022, sau năm định kỳ hoạt động, việc chuẩn bị và hoàn tất những hồ sơ tổng kết liên quan đến công tác an toàn tại mỗi một Doanh nghiệp, cơ sở sản xuất cần hoàn thiện hơn bao giờ hết. IVES chúng tôi sẽ là đơn vị sẵn sàng hỗ trợ các Doanh nghiệp thực hiện nhiệm vụ này một cách dễ dàng và tuân thủ, trong đó có việc thực hiện huấn luyện chuyên môn y tế lao động, với các nội dung gồm:
- Trang bị các kiến thức về việc thực hiện công tác y tế tại cơ sở
- Nâng cao chuyên môn và các kỹ năng sơ cấp cứu.
- Đưa đến kỹ năng, kiến thức cần trang bị để triển khai khi có sự cố về tai nạn lao động.
- Nâng cao năng lực kiểm soát mối nguy từ an toàn vệ sinh về thực phẩm
- Cải thiện và đưa ra các biện pháp điều chỉnh, đề xuất để nâng cao tinh thần cho người lao động.
- Đảm nhiệm công tác y tế phát huy tính hiệu quả, thiết thực giúp doanh nghiệp tạo nên môi trường lao động an toàn, an tâm, nâng tầm hình ảnh doanh nghiệp với khách hàng, đối tác và cơ quan quản lý.
Đối tượng tham gia khóa huấn luyện:
Những cán bộ cần tham gia khoá học huấn luyện chuyên môn y tế lao động nhóm 5 để được cấp chứng chỉ thời hạn 5 năm gồm:
Người làm công tác y tế tại cơ sở sản xuất, kinh doanh gồm: bác sỹ, bác sỹ y tế dự phòng, cử nhân điều dưỡng, y sỹ, điều dưỡng trung học, hộ sinh viên được quy định tại khoản 3 Điều 37 Nghị định số 39/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn, vệ sinh lao động.
Nội dung khóa học:
- Tổng quan các văn bản quy phạm pháp luật về vệ sinh lao động, chăm sóc sức khỏe người lao động.
Các quy định có liên quan của Bộ Luật lao động, Luật An toàn, vệ sinh lao động, Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm, Luật Khám bệnh, chữa bệnh, Luật An toàn thực phẩm, Luật Phòng, chống HIV/AIDS.
Các văn bản dưới luật hướng dẫn công tác an toàn, vệ sinh lao động, chăm sóc sức khỏe, phòng chống bệnh nghề nghiệp;
Yêu cầu và nhiệm vụ của người làm công tác y tế tại cơ sở sản xuất, kinh doanh.
- Quản lý yếu tố có hại tại cơ sở sản xuất, kinh doanh.
Khái niệm và nhận diện được các yếu tố có hại và nguy hiểm thường gặp tại nơi làm việc, ảnh hưởng sức khỏe người lao động và các nguyên tắc phòng chống;
Nguyên tắc và quy trình tổ chức quan trắc môi trường lao động;
- Bệnh nghề nghiệp và bệnh liên quan đến nghề nghiệp.
Một số khái niệm và phân loại bệnh nghề nghiệp
các bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm hiện nay ở Việt Nam và một số biện pháp dự phòng;
Xây dựng kế hoạch và tổ chức khám sức khỏe trước bố trí việc làm, khám sức khỏe định kỳ, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp;
Xây dựng kế hoạch và tổ chức khám giám định y khoa bệnh nghề nghiệp, tai nạn lao động, điều dưỡng, phục hồi chức năng lao động;
Nguyên tắc bố trí vị trí việc làm phù hợp sức khỏe người lao động.
- Sơ cứu, cấp cứu tại nơi làm việc.
Nguyên tắc xây dựng kế hoạch đáp ứng sơ cứu, cấp cứu nạn nhân và tổ chức sơ cứu, cấp cứu tại nơi làm việc;
Các kỹ thuật sơ cấp cứu cơ bản tại nơi làm việc;
- Phòng chống dịch bệnh và các bệnh không lây nhiễm tại nơi làm việc.
Các bệnh lây nhiễm thường gặp và tổ chức phòng chống dịch tại nơi làm việc;
Các bệnh không lây nhiễm thường gặp, yếu tố nguy cơ và các biện pháp dự phòng tại nơi làm việc;
- An toàn thực phẩm và dinh dưỡng tại nơi làm việc.
các quy định hiện hành về điều kiện an toàn thực phẩm đối với bếp ăn tập thể bao gồm quy định lấy mẫu, lưu mẫu thực phẩm và tổ chức phòng ngừa, xử trí ngộ độc thực phẩm tại nơi làm việc;
Nhu cầu dinh dưỡng cho người lao động;
Tổ chức thực hiện bồi dưỡng hiện vật tại nơi làm việc;
- Truyền thông giáo dục về vệ sinh lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp, chăm sóc, nâng cao sức khỏe tại nơi làm việc.
các nội dung về nâng cao sức khỏe tại nơi làm việc;
các phương pháp truyền thông vệ sinh lao động phù hợp tại nơi làm việc.
- Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện công tác vệ sinh lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp tại cơ sở sử dụng lao động.
các nội dung của kế hoạch an toàn vệ sinh lao động
Liệt kê được các bên liên quan tham gia phối hợp, chức năng nhiệm vụ của từng bên và các nguồn lực cần thiết cho công tác lập và triển khai kế hoạch an toàn vệ sinh lao động;
Áp dụng được kiến thức, kỹ năng, phương pháp lập kế hoạch an toàn Vệ sinh lao động.
- Quản lý hồ sơ vệ sinh lao động, sức khỏe người lao động.
Lập và quản lý được thông tin về vệ sinh môi trường lao động;
Lập và quản lý được hồ sơ sức khỏe người lao động;
Thực hiện được chế độ báo cáo theo quy định;
Khoá Huấn luyện chuyên môn y tế lao động
Viện IVES xin gửi thông tin Chiêu sinh khoá học thường niên Huấn luyện chuyên môn y tế lao động nhóm 5 trên toàn quốc:
- Thời gian đào tạo: tối thiểu 40 giờ.
- Hình thức đào tạo: Tập trung.
- Ngày khai giảng: Dự kiến vào tháng 11 năm 2022.
- Đào tạo cập nhật chuyên môn về y tế lao động được thực hiện 5 năm một lần kể từ ngày Chứng chỉ chứng nhận chuyên môn về y tế lao động lần đầu có hiệu lực với thời gian đào tạo cập nhật ít nhất bằng 50% thời gian đào tạo lần đầu.
Địa điểm đào tạo
- Tại văn phòng Viện Nghiên cứu Giáo dục Nghề nghiệp (IVES) – 0708, tòa nhà Luxury Park Views, Lô D32, Khu ĐTM Cầu Giấy, P. Yên Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội
Tại Đơn vị, Doanh nghiệp và các tỉnh thành trên cả nước hoặc địa điểm do hai bên tự thỏa thuận
Học phí đào tạo
- Quý học viên cần đăng ký khoá học vui lòng liên hệ Hotline: 0985 970 589 (Mrs Hiền) để được hướng dẫn chi tiết và toàn bộ lộ trình khoá huấn luyện.
- Điện thoại: 0243 203 6789;
- Website: antoanvesinhlaodong.com
- Địa chỉ liên hệ:
Tại Hà Nội: P.0708, tòa nhà Luxury Park Views, Lô D32, Khu ĐTM Cầu Giấy, P. Yên Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội
Tại TP. Hồ Chí Minh: 236 Đinh Tiên Hoàng, P. Đa Kao, Q.1, TP. Hồ Chí Minh