Là những yếu tố điều kiện lao động xấu, là nguy cơ gây ra tai nạn lao động đối với người lao động, bao gồm:
1 Các bộ phận truyền động và chuyển động:
Những trục máy, bánh răng, dây đai chuyền và các loại cơ cấu truyền động khác; sự chuyển động của bản thân máy móc như: ô tô, máy trục, tàu biển, sà lan, đoàn tàu hỏa, đoàn goòng… tạo nguy cơ cuốn, cán, kẹp, cắt…; Tai nạn gây ra có thể làm cho người lao động bị chấn thương hoặc chết;
2 -Nguồn nhiệt:
Ở các lò nung vật liệu, kim loại nóng chảy, nấu ăn… tạo nguy cơ bỏng, nguy cơ cháy nổ;
3- Nguồn điện:
Theo từng mức điện áp và cường độ dòng điện tạo nguy cơ điện giật, điện phóng, điện từ trường, cháy do chập điện…; làm tê liệt hệ thống hô hấp, tim mạch.
4-Vật rơi, đổ, sập:
Thường là hậu quả của trạng thái vật chất không bền vững, không ổn định gây ra như sập lò, vật rơi từ trên cao trong xây dựng; đá rơi, đá lăn trong khai thác đá, trong đào đường hầm; đổ tường, đổ cột điện, đổ công trình trong xây lắp; cây đổ; đổ hàng hóa trong sắp xếp kho tàng…
5-Vật văng bắn:
Thường gặp là phoi của máy gia công như: máy nài, máy tiện, đục kim loại; gỗ đánh lại ở các máy gia công gỗ; đá văng trong nổ mìn…
6-Nổ bao gồm:
-Nổ vật lý: Trong thực tế sản xuất có thể nổ khi áp suất của môi chất trong các thiết bị chịu áp lực, các bình chứa khí nén, khí thiên nhiên hóa lỏng vược quá giới hạn bền cho phép của vỏ bình hoặc do thiết bị rạn nứt, phồng móp, bị ăn mòn do sử dụng lâu và không được kiểm định. Khi thiết bị nổ sẽ sinh công rất lớn làm phá vỡ các vật cản và gây tai nạn cho mọi người xung quanh.
-Nổ hóa học: Là sự biến đổi về mặt hóa học của các chất diễn ra trong một thời gian rất ngắn, với một tốc độ rất lớn tạo ra lượng sản phẩm cháy lớn, nhiệt độ rất cao và áp lực lớn làm hủy hoại các vật cản, gây tai nạn cho người trong phạm vi vùng nổ.
Các chất có thể gây nổ hóa học bao gồm các khí cháy và bụi khi chúng hỗn hợp với
không khí đạt đến một tỷ lệ nhất định kèm theo có mồi lửa thì sẽ gây nổ. Mỗi loại khí cháy nổ có thể nổ được khi hỗn hợp với không khí đạt được một tỷ lệ nhất định.
Khoảng giới hạn nổ của khí cháy với không khí càng rộng thì sự nguy hiểm về giới hạn nổ hoá học càng tăng.
Ví dụ:
*Axêtylen có khoảng giới hạn nổ từ 3,5 ¸ 82% thể tích trong không khí.
*Amôniắc
-Nổ vật liệu nổ ( nổ chất nổ): Sinh công rất lớn, đồng thời gây ra sóng xung kích trong không khí và gây chấn động trên bề mặt đất trong phạm vi bán kính nhất định.
-Nổ của kim loại nóng chảy: Khi rót kim loại lỏng vào khuôn bị ướt, khi thải xỉ… có khoảng giới hạn nổ từ 12 ¸ 25% thể tích không khí.
Viện Nghiên cứu Giáo dục Nghề nghiệp.
Địa chỉ: P.0708, tòa nhà Luxury Park Views, Lô D32, Khu ĐTM Cầu Giấy, P. Yên Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.
Điện thoại: 0243 203 6789; Hotline : 0398 567 275;
Website: https://trithucviet.org.vn
vanbangchungchi.ives@gmail.com | 0985 970 589 | Phòng 708 Tầng 7 tòa nhà Luxury Park View – Lô D32 – KĐT Cầu Giấy – Hà Nội